Máy ép thủy lực là thiết bị sử dụng thủy lực có bên trong xi lanh để tạo ra một áp suất lực rất mạnh để đẩy hoặc nén (tùy vào mục đích sử dụng), lực này rất lớn có thể nâng/ép những vật nặng tới hàng trăm tấn.

>> Xem thêm Máy ép thuỷ lực là gì? Sơ đồ nguyên lý máy ép thủy lực tại https://thietbichuyendung.com.vn/so-...ung-de-lam-gi/
Ứng dụng máy ép thủy lực

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại máy ép thủy lực khác nhau như máy ép dạng lớn, máy ép cos thủy lực, kìm ép cos hay là kích thủy lực,… Mỗi thiết bị này sẽ được ứng dụng trong những công việc cụ thể, ví dụ:

Kích thủy lực dùng trong nhà máy, gara ô tô để nâng hạ ô tô, máy móc hạng nặng giúp quá trình sửa chữa và lắp ráp trở nên dễ dàng hơn.
Máy bấm cos thì chuyên dùng để bấm chặt đầu cos với dây cáp để chúng dính chặt vào nhau. Máy ép cốt thủy lực được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như: cơ khí, công nghiệp chế tạo máy móc, viễn thông, sửa chữa, lắp ráp điện lưới.

Còn máy ép thủy lực dạng lớn dùng để nén, ép vật liệu hay trong sản xuất các chi tiết đột dập, ép, tháo lắp, nắn thẳng, định hình các chi tiết máy móc hoặc các vật liệu trong ngành công nghiệp. Dòng máy ép “khổng lồ” này thường dùng trong nhà máy chế tạo cơ khí hạng mục nặng.

Cấu tạo máy ép thủy lực

Máy ép thủy lực cấu tạo nên bởi 3 bộ phận chính:

Khung máy được làm bằng thép gang dày, chịu lực tốt, không bị oxi hóa.

Hệ thống thủy lực: trong hệ thống này có xi lanh thủy lực, ống dẫn dầu và nguồn bơm thủy lực.

Hệ thống điều khiển: là nơi thiết lập ép thủy lực theo nhu cầu sử dụng.
Máy ép thủy lực

Hoạt động của máy ép thủy lực

Nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực là dựa trên định luật Pascal (định luật truyền áp suất trong chất lỏng). Nghĩa là:

Trong một hệ thống thủy lực sẽ được trang bị hai chiếc xilanh (hai xi lanh có đường ống nối với nhau) và áp suất chất lỏng ở trong một hệ thống thủy lực kín này được thông qua đường ống nối xi lanh; trong từng xi lanh lại có một piston vừa khít.

Ở mỗi xy lanh sẽ có một piston hoạt động, một piston có diện tích nhỏ làm việc tương tự như máy bơm nén xuống khi chịu một lực tác động bên ngoài, còn piston còn lại có diện tích lớn hơn tạo ra một lực tương ứng lớn làm đẩy lực nén ra. Như vậy có hiểu tại sao máy ép thủy lực lại có thể tạo ra một áp lực cực đại lên đến hàng trăm tấn là vậy. Nhờ vậy mà có thể thực hiện được các công việc đòi hỏi nâng/ép để chế tạo trong các ngành công nghiệp cơ khí hiện nay.

Như vậy, bài viết này đã cho bạn đọc hiểu về khái niệm, ứng dụng và cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy ép thủy lực. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!


Bài viết khác cùng Box :