Những điều cần biết để sử dụng tủ cơm công nghiệp đúng cách (tủ hấp cơm, tủ hấp đa năng). Đức Hà xin giới thiệu cho các bạn về cách lắp đặt, cách nấu cơm bằng tủ công nghiệp; cũng như cách bảo quản, bảo trì tủ nấu cơm hay còn gọi là tủ hấp cơm công nghiệp.
[IMG]
Các bước sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp đúng cách:
Bước 1: Kiểm tra trước khi nấu cơm bằng tủ cơm công nghiệp.
Tiến hành kiểm tra các phương diện kỹ thuật của thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Với tủ nấu cơm sử dụng điện: công suất điện 15kW 380VAC/3Phase/50Hz.CB.
Với tủ nấu cơm sử dụng gas: Kiểm tra van gas, công suất gas: 24000KCAL/H – Áp gas 2Bar.
Kiểm tra Van Phao cấp nước, nước sạch không phèn để tránh tình trạng tủ cơm dần bị rỉ sét.
Kiểm tra thiết bị:
Kiểm tra tủ, bên trong tủ và khay luôn sạch sẽ (Bộ đốt, điện trở, đầu dò mực nước).
Kiểm tra nguyên liệu:
Gạo đã được làm sạch. Thực hiện vo gạo sạch từ 2 đến 3 lần (chú ý: vo gạo nhiều có thể làm mất chất dinh dưỡng trong gạo).
[IMG]
Sau khi chuẩn bị các bước trên đầy đủ thì tiến hành chuẩn bị cho việc nấu cơm còn gọi là quy trình nấu cơm công nghiệp.
Bước 2: Lắp đặt điện, gas vào tủ nấu cơm
1. Lắp điện: Điện cần thiết cho việc nấu bằng tủ cơm công nghiệp cần có CB nguồn điện 3 pha. 380v CB chịu tải phải lớn hơn 30A.
2. Lắp đặt Gas: Bạn cần chuẩn bị một van bình gas. Bạn có thể dùng bình gas 12kg, nhưng bạn phải có 1 val chỉnh áp gas có áp 2 ~3 kg/cm2 công suất lớn hơn 5kg/h. Nếu van chỉnh áp gas của bạn nhỏ hơn 2kg/cm3 thì dẫn đến nấu cơm không chín cơm hoặc nấu mất rất nhiều thời gian.
3. Lưu ý: Dù Bạn có tủ nấu cơm dùng điện hay gas hoặc nấu vừa điện + gas, thì bạn cũng thật cẩn thận sau đây.
Dây điện kết nối vào tủ điện của tủ nấu cơm phải là dây chịu được nhiệt độ cao.
Ống dẫn gas kết nối vào tủ là ống gas chịu nhiệt và val chỉnh áp loại tốt.
Kết nối nguồn điện (bình gas) với khoảng cách an toàn từ tủ đến tường là 200mm trở lên.
Bước 3: Cấp nước vào tủ hấp cơm công nghiệp đúng cách.
Có 3 cách cấp nước vào tủ:
1. Cấp nước trực tiếp vào tủ bằng vòi nước bên ngoài.
2. Cấp nước bằng val phao tự cấp nước (Không an toàn cho người sử dụng nếu val bị nghẹt hoặc hư).
3. Cấp nước tự động bằng điện (an toàn cao nhất).
Kiểm tra van phao hoạt động bình thường:
Mở van thoát nước, khi nước đang thoát ra mà phao vẫn tiếp tục cấp nghĩa là van phao hoạt động bình thường.
Khi đủ nước mà phao vẫn cấp => phao hư => Tiến hành kiểm tra lại phao => Ngưng nấu cơm.
Áp nước cấp vào không quá cao. Áp suất làm việc của van phao: 0.05-1.0 Mpa.
Lưu ý:
Trong trường hợp sử dụng điện thì “mực nước” cấp vào luôn cao hơn so với mặt điện trở khoảng 20 mm.
Đóng van cấp nước khi đã cấp đủ nước.
Bước 4: Đun sôi nước trong tủ cơm 15 phút trước khi đưa gạo vào.
Đun sôi nước trước 15 phút sẽ giúp cơm chín nhanh và ngon hơn.
Sau khi cấp nước trong tủ xong, đóng cửa tủ lại, khóa an toàn cẩn thận và mở van gas (nếu sử dụng gas) hoặc mở nguồn điện (nếu sử dụng điện) và nấu nước trong tủ trước.
Khoảng 10 đến 15 phút nước trong tủ sẽ sôi, khi hơi nước ở trên nắp tủ bốc hơi thì tắt gas hoặc điện.
Lưu ý: Không được sờ vào nóc tủ, lưng tủ cơm khi đang nấu.
Bước 5: Vo gạo & đong gạo – định lượng nước trong khay nấu cơm
Trong thời gian chờ nước sôi bắt đầu vo gạo và đong gạo vào khay và định lượng nước trong khay. Sử dụng chậu rửa công nghiệp để vo gạo giúp thao tác nhanh, sạch sẽ, an toàn thực phẩm.
[IMG]
Để tiết kiệm thời gian vo, với số lượng nhiều 100kg… bạn có thể chuẩn bị sẵn nước trong các bồn chậu rửa. Có thể sử dụng bàn 3 chậu rửa liên tiếp chưa nước sẵn. Giúp bạn thao tác nhanh hơn, rút ngắn thời gian nấu cơm.
Dùng cân hoặc thố chứa 2kg gạo để đong gạo. Có thể dùng thố này để đong nước.
Chú ý: Vo gạo nhanh, không để gạo ngâm trong nước quá lâu.
Định lượng nước tùy theo mức độ chín mong muốn của cơm:
Cơm khô 2kg gạo + 2l nước.
Cơm vừa ăn 2kg gạo + 2,4l nước.
Cơm vừa nở 2kg gạo +2,6l nước.
Bước 6: Đưa khay chứa gạo vào tủ nấu cơm công nghiệp.
Cho gạo vào từng khay, tiêu chuẩn là 2kg gạo/1 khay.
Xếp khay vào tủ, mỗi rãnh của tủ để được 2 khay. Sau đó đóng cửa tủ lại rồi bắt đầu tiến hành nấu cơm.
Khi nấu cơm bằng gas thì đóng ngắt các nguồn điện vào tủ. Rồi bấm chốt an toàn trên van gas. Tủ sẽ vận hành theo quy trình khoảng 50 phút là cơm chín. Tủ nấu cơm bằng gas sẽ không tự động, không hẹn giờ, không điều khiển điện tử nên chúng ta phải canh giờ để khóa gas.
Khi nấu cơm bằng điện thì khóa hệ thống gas lại. Đối với nấu cơm bằng điện là hoàn toàn tự động, cho phép điều chỉnh thời gian nấu, thời gian hâm nóng lại cơm (nếu cần). Bằng cách vặn nút điều chỉnh thời gian hoặc lập trình trên mặt hiển thị của dòng tủ tự động.
Gas: 0.5kg + 1.67kg -> Chi phí: 2.17 x 30.000 = 65.100 VNĐ.
Mẻ cơm nấu lần 2 (Nếu nấu 2 mẻ trong một lần Bạn sẽ tiết kiệm chi phí điện / gas):
Điện: 3.75kg + 25kg -> Chi phí: 28.75 x 2.570 = 73.887 VNĐ.
Gas: 0.5kg + 4.68kg -> Chi phí: 5.18 x 30.000 = 155.400 VNĐ.
[IMG]
Lưu ý: Mở Van an toàn nước và không nên đứng gần tủ cơm khi mở cửa tủ để tránh bị bỏng.
Bước 8: Kết thúc quá trình nấu cơm bằng tủ hấp cơm công nghiệp và thưởng thức
Lấy khay cơm ra cẩn thận vì cơm còn nóng.
Xới cơm ra chén và trình bày cùng một số món ăm kèm đơn giản.
Bước 9: Vệ sinh tủ hấp cơm sau khi nấu
Vệ sinh tủ, Khay + Điện trở + Bộ đốt.
Đặt khay thẳng đứng để khay dễ khô và sạch.
Cẩn thận nhiệt và nước nóng khi vệ sinh dụng cụ.
Bài viết khác cùng Box :
- Bồn cầu bị nghẹt: Cách xử lý nhanh chóng
- Mua két sắt ở Hà Nội: Hướng dẫn chi tiết để bạn lựa chọn
- Mái che nhà mái Thái kỷ niệm văn hóa và lối sống
- Két Sắt Đà Nẵng: Bảo Vệ Tài Sản An Toàn
- sàn gõ chiu liu
- Đèn Pha Led 400w IP66
- Chọn gạch Viglacera cho phòng tắm phù hợp
- Cột Đèn Cao Áp
- Giới Thiệu Chi Tiết về Vít Bắn Tôn: Các Yếu Tố Ảnh Hưởng...
- Đèn Đường LED 150w
Tags: