Quy trình thi công đồ gỗ nội thất
Quy trình thi công đồ gỗ được chia làm 3 giai đoạn sau:

1. Tiêu chuẩn sản phẩm phần thô
2. Tiêu chuẩn hoàn thiện phần sơn
3. Tiêu chuẩn bảo quản và lưu kho sản phẩm

Từ những kinh nghiệm thực tế chúng tôi đã không ngừng cải thiện, ứng dụng máy móc và công nghệ mới để hoàn thiện sản phẩm từ gỗ


I. TIÊU CHUẨN SẢN ĐỒ GỖ PHẦN THÔ
1. Tiêu chuẩn chọn gỗ nguyên liệu

- Vật liệu gỗ thô phải được chọn lựa kỹ và được sử lý trước khi đem vào gia công chế tạo sản phẩm.
- Đối với gỗ cây phải chọn những cây già, cây thẳng, ít vết mắt trên thân cây. Kiểm tra kỹ tránh mua phải những cây sâu lõi không có giá trị kinh tế.
- Đối với gỗ hộp là loại gỗ đã được bóc đi các phần rác của cây chỉ còn phần lõi đẹp lưu ý chọn những hộp gỗ tương đồng về màu sắc.
- Đối với gỗ Công nghiệp “ MDF, Ván dán, Okan, Gỗ tự nhiên ghép thanh…”
Chọn những lô gỗ mới sản xuất, các góc cạnh không bị nứt nẻ mong tróc,Màu sắc các tấm gỗ phải đều nhau nếu là gỗ veneer tương đối > 90%,Bề mặt không phẳng không có các tật lỗi,mắt gỗ, không nứt nẻ mong tróc.
- Mỗi một loại gỗ Công Nghiệp có ưu nhược điểm khác nhau
+ Gỗ MDF có độ phẳng bề mặt rất cao thích hợp làm những đồ gỗ sơn bệt. Nhược điểm khi sử dụng ở những khẩu độ lớn dễ bị cong vênh tính chịu lực kém.
+ Gỗ OKAN có độ phẳng cao bề mặt cứng rất thích hợp làm những phần cánh tủ, mảng ốp tường trang trí diện rộng.
+ Gỗ ván dán là loại gỗ do nhiều lớp gỗ mỏng cấu tạo thành. Tính chất chịu lực cao thường hay được sử dụng làm khung, thùng. Nhược điểm độ phẳng bề mặt kém.
Tùy vào tính chất của gỗ nguyên liệu và chất liệu sơn khi hoàn thiện sản phẩm để sử dụng các loại gỗ cho phù hợp
Gỗ được chọn đưa vào sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu theo chỉ tiêu chất lượng về qui định cường độ, độ ẩm, độ co ngót cong vênh, độ đặc chắc….
>>>Xem thêm: thiết kế nội thất chung cư 100m2, thi công nội thất chung cư giá rẻ, thiết kế nội thất chung cư 2 phòng ngủ.
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm phần thô.

- Các sản phẩm khi thô thi công đồ gỗ phải đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật sau. Tiêu chuẩn về kỹ thuật là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm.
- Sản xuất phải đúng thiết kế về kích thước, hình dáng, độ dung sai cho phép.
- Các chi tiết cấu tạo phải đảm bảo về kết cấu liên kết và thẩm mỹ, nếu có bản vẽ chỉ định kết cấu thì phải tuân theo bản thiết kế.
- Các vết ghép nối phải đảm bảo nằm trong độ dung sai cho phép về kỹ thuật.
. Cạnh cắt của các tấm phải được trà nhẵn phẳng không để bị răng cưa, đối với những cạnh lộ ra phía ngoài phải được dán cạnh bằng ván lạng theo đúng tiêu chuẩn, không để bị phồng hoắc nứt và kín khít không để lộ vết.
. Các góc sản phẩm gỗ thịt, gỗ MDF phải được bo mép từ 1mm đến 2mm. Đối với các sản phẩm bề mặt bằng Veneer phải ghép theo phương pháp ghép mòi. Không sử dụng các mảng ván veneer kém, mỏng, to bản quá 50mm để dán cạnh.
. Không được lấy dấu hoặc ghi tên lên các sản phẩm bằng bút bi hay bút dạ (dùng bút chì và mác tạm để đánh dấu).
. Các sản phẩm trong quá trình sản xuất phải được bảo quản đúng cách không được để bị trấy sước, sứt góc. Phải có biện pháp che mặt và bọc góc để bảo vệ sản phẩm khi xếp lưu kho trước khi chuyển sang công đoạn sơn. Phải có khu vực lưu kho riêng biệt đảm bảo khô dáo và gọn gàng.
. Các sản phẩm sản xuất ra phải được lắp giáp lên hoàn chỉnh để kiểm tra trước mọi vấn đề vướng mắc để điều chỉ lần cuối giữa 3 bên: tổ trưởng thi công- KS giám sát nhà sưởng- KS giám sát độc lập của công ty. Sau khi đạt các tiêu chuẩn và kí xác nhận rồi mới làm thủ tục bàn giao sang công đoạn sơn hoàn thiện sản phẩm.
. Đối với các mặt trái của sản phẩm cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trên nhưng sử dụng vác loại ván không đòi hỏi chất lượng cao như mặt phải. Không dùng các loại các gỗ tạp kém phẩm chất. (vẫn phải là ván có đủ chất lượng nhưng không đỏi hỏi cao về bề mặt.)


II: TIÊU CHUẨN HOÀN THIỆN SƠN

A. Tiêu chuẩn kỹ thuật chung của sản phẩm sơn
- Đối với sản phẩm sơn hoàn thiện PU: Màu sơn đúng, đều màu, bề mặt nhẵn mịn, quá trình sử dụng không biến màu; như ố mốc, chuyển mầu. Tuyệt đối không để bề mặt bị cháy màu, bị chảy sơn và bị bụi bám vào bề mặt.
- Đối với các sản phẩm sơn công nghiệp: Bề mặt sơn phải nhẵn mịn, màu sắc không bị ố hay chuyển mầu theo thời gian. Độ dày và độ phủ của lớp sơn phải đạt chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của từng hãng sơn.
B. Quy trình kỹ thuật của từng loại sản phẩm sơn
1) Đối với các sản phẩm dùng sơn PU được chỉ định để tom:
a) Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, loại bỏ các tạp chất để có bề mặt nhẵn mịn, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành sơn lớp sơn lót và sau đó đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng.
b) Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ nhẵn và bóng.
c) Sau công đoạn này sản phẩm được tiến hành sơn lớp lót, chờ không kiểm tra và xử lí các lỗi còn lại trước khi sơn hoàn thiện.
d) Với sản phẩm màu thì tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc của sản phẩm sau này.
e) Phủ bóng và cứng: sau khi được sơn màu sản phẩm sẽ được phun bóng và phủ cứng. Sau khi hoàn thiện sơn PU phải đảm bảo là mỏng, bóng, màu đều, không bị biến dạng mầu theo thời gian. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải còn lộ tom gỗ.
2) Đối với các sản phẩm sơn PU được chỉ định không để tom:
a. Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành bả toàn bộ bề mặt và sau đó tiếp tục chà bằng máy chà chuyên dụng.
b. Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn các lớp sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ nhẵn và bóng.
c. Tiến hành sơn lót và đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng.
d. Với sản phẩm màu thì tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc của sản phẩm sau này.
e. Phủ bóng và cứng: sau khi được sơn màu sản phẩm sẽ được phun bóng và phủ cứng. Sau khi hoàn thiện sơn PU phải đảm bảo là mỏng, bóng, màu đều, không bị biến dạng màu theo thời gian.
3) Đối với các sản phẩm sơn Công nghiệp được chỉ định không để tom:
a. Sản phẩm hoàn thiện phần thô sẽ được chà lại, sau đó công nhân phân xưởng sơn tiến hành bả toàn bộ bề mặt rồi tiếp tục chà bằng máy chà chuyên dụng.
b. Sản phẩm phải được lau hết lớp bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn các lớp sơn để đảm bảo bề mặt sản phẩm đạt độ phẳng và bóng.
c. Tiếp tục là sơn lớp sơn lót và đánh bóng bằng máy chà chuyên dụng cho đạt tiêu chuẩn yêu cầu về bề mặt.
d. Tiến hành sơn lớp sơn màu theo mã màu đã được chỉ định của hãng sơn đã chọn. Giai đoạn này có tính chất hết sức quan trọng, nó quyết định màu sắc, chất lượng của sản phẩm sau này. Các sản phẩm sau khi làm màu phải đảm bảo đúng màu sắc theo mã mầu chị định, về độ dày và độ che phủ phải đảm bảo được theo tiêu chuẩn cáo của từng hãng.
Chú ý chung: Bề mặt bên trong của các sản phẩm cũng phải làm kỹ như những bề mặt lộ ra phía ngoài. Những mặt khuất của sản phẩm không bao giờ lộ ra ngoài (mặt sau hậu tủ, nóc tủ, gầm tủ…) cũng phải được sử lý bề mặt nhẵn phẳng bằng bột bả rồi sơn lót và sơn phủ chống mốc và bảo quản cốt gỗ bên trong.
III. ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM LƯU KHO BẢO QUẢN.
Việc bảo quản sản phẩm trong giai đoạn vừa sơn song là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ các khâu công đoạn trước đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xuất kho. Vì vậy phòng chờ khô sau giai đoạn sơn phải thông thoáng, sạch sẽ không bụi không côn trùng…Các sản phẩm phải được xếp cẩn thận trên giá và các vị trí ổn định.
Sau khi các sản phẩm hoàn thiện công đoạn sơn các sản phẩm được tiến hành nghiệm thu nội bộ giữa 3 bên: tổ trưởng thi công- KS giám sát nhà sưởng- KS giám sát độc lập của công ty. Sau khi đạt các tiêu chuẩn và kí xác nhận rồi các sản phẩm được tiến hành bọc góc và đóng kiện theo các bộ sản phẩm, gắn mã số xuất xưởng.
Các sản phẩm trong thời gian lưu kho chờ xuất đi công trình phải có khu vực lưu kho riêng


Giám Sát Thi Công Nội Thất
Mục đích cao nhất mà các công ty thi công nội thất hướng đến luôn là sự hài lòng của khách hàng về chất lượng công trình. Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các ekip, sự tâm huyết và trách nhiệm của những người tham gia vào quá trình thi công và đặc biệt là năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của người giám sát thi công nội thất.
1. Giám sát thi công nội thất quan trọng như thế nào?
Để công trình đạt chất lượng tốt nhất, người thiết kế nội thất cần phải dõi theo quá trình thi công một cách thường xuyên. Nhưng khác với những người thiết kế kiến trúc, quá trình giám sát thi công diễn ra từ khi công trình mới bắt đầu, thiết bị, nguyên liệu, hiện trạng công trình vẫn còn bề bộn, ngổn ngang. Công việc giám sát thi công nội thất lại bắt đầu khi công trình đã hoàn thành cơ bản, ở không gian được che chắn, không phải dầm mưa giãi nằng, lội bùn sinh như giám sát công trình xây dựng ở giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, việc giám sát thi công nội thất cũng không vì thế mà dễ dàng. Công việc giám sát nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, quan sát và kiểm tra đến từng chi tiết, tâm huyết với công việc và lấy chất lượng công trình làm tiêu chí hàng đầu. Mục đích của hoạt động giám sát thi công nhằm xác nhận cho công trình đảm bảo đúng thiết kế, theo qui chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, đạt chất lượng để đưa vào nghiệm thu. Như vậy, mọi công trình trong quá trình thi công nội thất đều cần được thực hiện chế độ giám sát nghiêm ngặt.
Giám sát thi công là bước rất quan trọng để đảm bảo các công trình thực tế phải bám sát với bản thiết kế. Tuy nhiên, trong thực tế để tiết kiệm chi phí nhiều khi giai đoạn này bị bỏ qua hoặc dùng những người không đáp ứng đủ chuyên môn. Chính vì không có người kiểm tra, giám sát nên tình trạng thợ làm sai là hoàn toàn có thể xảy ra.

2. Giám sát thi công nội thất đòi hỏi những yêu cầu gì?

Để giám sát thi công bất cứ một lĩnh vực nào, trước hết, cần am hiểu chuyên môn của lĩnh vực đó. Người giám sát thi công nội thất phải lựa chọn hàng trăm loại vật liệu hoàn thiện để đảm bảo chúng đạt tiêu chuẩn thiết kế và phối hợp hài hòa với nhau. Đồng thời, phải giám sát kỹ thuật thi công để đảm bảo các chi tiết trang trí được thực hiện đúng với ý đồ thiết kế của mình. Do đó, giám sát thi công nội thất cần có chuyên môn về thiết kế thi công nội thất đẹp và phải có kinh nghiệm trong nghề.
>>>Xem thêm: thiết kế nội thất chung cư 3 phòng ngủ, thiết kế nội thất chung cư tại hà nội, thiết kế nội thất chung cư 90m2.

Với đặc thù như vậy, công việc của một người giám sát thi công nội thất thường là phụ trách giám sát các công tác thi công, lắp đặt hoàn thiện nội thất trên công trình; đảm bảo về chất lượng và tiến độ công trình đề ra. Đồng thời phải đọc hiểu bản vẽ, trao đổi với các bộ phận thiết kế để nắm rõ yêu cầu cũng như quản lý, điều hành toàn bộ nhân sự của công ty tại công trình, đại diện công ty giao dịch với chủ đầu tư về vấn đề thi công công trình. Người giám sát thi công còn phải làm việc với khách hàng nghiệm thu đo đạc khối lượng; bàn giao, bảo hành, sửa chữa; phối hợp với bộ phận kinh doanh và xưởng nội thất để hoàn thành tốt công việc được phân công.

Để hoàn thành tốt những tiêu chí trên, người giám sát thi công nội thất thường được yêu cầu có trình đồ đại học chuyên ngành kiến trúc, có khả năng làm concept tốt, sử dụng được các phần mềm chuyên ngành như AutoCad, 3D Max, Photoshop, Sketchup, revit… và có kinh nghiệm trong nghề.
Công việc này cũng đòi hỏi người làm phải có một số kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, phán đoán, quan hệ tốt giữa các bên. Để làm tốt công việc, người giám sát thi công nội thất còn phải có kinh nghiệm dày dạn ngoài hiện trường để có thể ứng phó kịp thời với những tình huống xảy ra luôn bất ngờ và luôn rình rập bất cứ lúc nào. Người giám sát thi công nội thất cũng phải chịu được áp lực công việc cao, có bản lĩnh, dám ra quyết định và chịu trác nhiệm trước quyết định của mình.

3. Làm thế nào để giám sát thi công nội thất đạt hiệu quả?

Tuy vai trò giám sát thi công là cần thiết và ngày càng phổ biến nhưng hiện nay lực lượng giám sát lại vừa thừa vừa thiếu, thiếu giám sát chuyên nghiệp nhưng lại thừa giám sát tay ngang. Nhiều công trình, đặc biệt là công trình nhà ở, gia chủ sử dụng giám sát thi công là người thân, bạn bè, chỉ cần có chút kinh nghiệm để giám sát. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.

Mục đích của tất cả các ekip trong quá trình thi công đều hướng về chất lượng công trình. Người giám sát có vai trò kiểm tra tất cả các công đoạn trong thi công. Vì vậy, để giám sát thi công đạt hiệu quả, trước tiên người giám sát thi công phải hội tụ đủ những yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp. Ngay từ quá trình tuyển dụng, cần phải sàng lọc ứng viên sao cho đáp ứng yêu cầu về trình độ và các kỹ năng cần thiết cho công việc.

Bên cạnh đó, người giám sát thi công nội thất phải có sự kết hợp tốt với các ekip trong quá trình thi công cũng như chủ đầu tư của công trình. Phải hiểu rõ mong muốn và sở thích của chủ đầu tư để làm cầu nối giữa các bên.

Giám sát dù được đào tạo bài bản thì vẫn luôn phải trải qua kinh nghiệm thực tế, chứ không chỉ thuần túy bằng cấp. Nếu như giai đoạn đầu cần giám sát khắt khe chuẩn mực về kỹ thuật thì ở giai đoạn sau lại cần sự linh hoạt và hiểu biết rộng rãi về mỹ thuật. Khi một công trình xây xong mới chỉ là xong phần xây mà thôi, để có thể dọn về ở hay đến làm việc trong một không gian hoàn hảo luôn cần đến sự giam gia của những người thiết kế và giám sát thi công nội thất chuyên nghiệp, tận tụy.

Thi công nội thất phòng tắm
Trong thi công nhà ở, phòng tắm là không gian không thể thiếu, phòng tắm là nơi thể hiện sự xa hoa, sang trọng lẫn phong cách riêng của chủ nhân ngôi nhà. Phòng tắm là nơi để chúng ta xả hết tất cả những mệt mỏi và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Thi công nội thất phòng tắm cần chú ý đến những điều gì để có được một phòng tắm tuy đơn giản mà tôn lên được vẻ sang trọng một phần của ngôi nhà. Thiết kế nội thất Kiến Trúc Phương Đông sẽ đưa đến cho bạn những điều cần lưu ý khi thi công nội thất phòng tắm.
1/ Những điều cần để ý khi thi công phòng tắm
+ Xác định phong cách của phòng tắm, phòng tắm thường chịu ảnh hưởng từ màu sơn, gạch ốp lát, bồn tắm và lavabo. Chúng ta cần căn cứ vào thực tế và bố cục tổng thể ngôi nhà để quyết định phong cách của phòng tắm.
+ Lưu ý tường và sàn nhà: 2 hạng mục này rất quan trọng trong phòng tắm. Ngoài để làm đẹp thì tường và sàn phải có khả năng chống thấm bởi vì đây là không gian thường xuyên tiếp xúc với nước. Sàn nhà là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của hóa chất, là nơi tiếp xúc trực tiếp với chân mọi người nên rất dễ bị mài mòn và trơn trượt, cho nên ta cần chọn những vật liệu như đá thạch, đá hoa cương hay granite để lát.
+ Ánh sáng phòng tắm: cần có ánh sáng đầy đủ và đặc biệt có ánh sáng tự nhiên. Cần bố trí phòng tắm bằng vách tắm kính để hứng được ánh sáng tự nhiên hiệu quả. Nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo thì phải dùng theo tỷ lệ ánh sáng theo diện tích là 4W/30cm2.
>>>Xem thêm: kinh nghiệm thuê thiết kế nội thất chung cư, thiết kế phòng khách chung cư nhỏ, kinh nghiệm thiết kế nội thất chung cư.


2/ Sử dụng vách tắm kính trong phòng tắm
Vách tắm kính được sử dụng trong phòng tắm tạo cho diện tích căn phòng được tiết kiệm hơn. Sử dụng vách tắm kính là sự thiết kế phòng tắm mới, vừa sang trọng lại sạch sẽ phù hợp với tất cả các kiểu nhà.
Có 2 loại vách tắm kính được sử dụng cho nhà tắm đó là:
+ Vách tắm kính cửa mở quay : dùng để ngăn cách khu vực vệ sinh với phòng tắm nhằm tạo ra một không gian tắm rửa riêng tư, sạch sẽ, thoải mái cho ngôi nhà của bạn. Vách tắm kính cửa quay làm cho không khí bên trong ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè giúp cho bạn tắm sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Vách tắm kính cửa quay có thiết kế dễ dàng để phù hợp với mọi không gian nội thất và tăng thêm vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà của bạn.
Vách tắm kính cửa quay có tác dụng chắn gió, tránh chướng khí gây tổn hại đến sức khỏe và giúp cho phong thủy khu vực nhà tắm thuận lợi.
+ Vách tắm kính cửa trượt: Vách tắm kính trượt có tác dụng tạo sự liền mạch cho không gian. Ngoài ra, nó còn giúp phòng nhỏ không bị chia vụn, tạo được sự ngăn cách rõ rệt giữa khu vực khô và ướt, đảm bảo phòng tắm kính luôn sạch sẽ.
Đến với vách tắm kính cửa lùa hiện là sự lựa chọn tối ưu cho những căn nhà mặt phố và chung cư nhằm khắc phục tình trạng diện tích bị giới hạn. Đặc biệt, nó có tác dụng giữ ấm vào mùa đông kể cả khi không xả nước.

Vách tắm kính trượt thường được làm bằng kính cường lực 10 mm, 12mm kết hợp với phụ kiện chính hãng bền đẹp theo thời gian, đa dạng về mẫu mã, tiện dụng phù hợp với mọi không gian, diện tích.
Như vậy, thi công nội thất phòng tắm bạn nên chú ý đến những điểm trên và nên sử dụng những loại vách tắm kính phù hợp với không gian nhà bạn. Đến với Thiết kế nội thất Kiến Trúc Phương Đông bạn sẽ có được những công trình thi công nội thất hoàn hảo nhất cho ngôi nhà của bạn.


Bài viết khác cùng Box :