Đau nhức kẽ răng là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả, bạn cần biết tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này.

Bị đau nhức ở kẽ răng – Dấu hiệu nhận biết
Ngoài răng và nướu, tình trạng đau nhức còn có thể xuất hiện ở kẽ răng. Kẽ răng là vị trí nằm giữa hai răng gần kề với khoảng cách hẹp và khuất nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm sạch. Chính vì vậy nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, kẽ răng có thể bám dính thức ăn, hình thành mảng bám dẫn đến hàng loạt các bệnh về răng miệng.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết đau nhức kẽ răng:

Cơn đau xuất hiện khi ăn uống, sinh hoạt hoặc có thể tự phát vào ban đêm
Mức độ đau tăng lên khi thức ăn bám dính vào các kẽ, rãnh
Dùng tay ấn vào kẽ răng nhận thấy cơn đau tăng lên, trong khi đó thân răng và nướu xung quanh không đau nhiều
Kẽ răng có thể rỉ dịch, mủ và dễ chảy máu khi đánh răng, ăn uống
Nguyên nhân gây đau nhức kẽ răng
Đau nhức ở kẽ răng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, chấn thương,… Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nha khoa.

1. Dấu hiệu của bệnh sâu kẽ răng
Sâu kẽ răng là tình trạng sâu răng xảy ra ở kẽ răng. Sâu răng là bệnh nha khoa phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh lý này xảy ra do vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển mạnh trong mảng bám, cao răng dẫn đến bài tiết nhiều axit.
Xem thêm: nha khoa á châu

2. Do thức ăn dính vào kẽ răng
Kẽ răng là vị trí thức ăn dễ bám dính vào khi ăn uống. Các loại thịt, gân bò, rau xanh,… có thể giắt vào kẽ răng gây kích thích chân răng và mô nướu dẫn đến hiện tượng đau nhức nhẹ. Nếu đang có sẵn các bệnh lý nha khoa, tình trạng thức ăn giắt vào kẽ răng có thể làm tăng mức độ cơn đau, nướu sưng đỏ, viêm kẽ chân răng, phù nề chảy máu.

3. Các bệnh nha chu
Nha chu là tổ chức nâng đỡ răng bao gồm các cơ quan như nướu răng, xương ổ răng, cement và dây chằng nha chu. Các bệnh nha chu thường gặp là viêm nướu răng (viêm lợi) và viêm nha chu, viêm kẽ chân răng… Trong đó, viêm nướu lợi là giai đoạn nhẹ xảy ra khi vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm khu trú mô nướu xung quanh răng. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh làm tổn thương các cơ quan lân cận.
4. Thói quen dùng tăm xỉa răng
Dùng tăm xỉa răng là thói quen vệ sinh răng miệng quen thuộc của người Việt bên cạnh việc chải răng 2 – 3 lần/ ngày. Tuy nhiên, thói quen này gây ra không ít ảnh hưởng đối với sức khỏe răng miệng.

5. Sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách
Chỉ nha khoa là vật dụng làm sạch răng miệng được khuyến khích dùng thay thế cho tăm xỉa răng. Chỉ nha khoa có dạng sợi mảnh, nhỏ dễ dàng len lỏi vào bên trong kẽ răng để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa.
6. Chấn thương
Chấn thương cũng là nguyên nhân gây đau nhức kẽ răng thường gặp. Tác động cơ học mạnh lên phần răng, nướu và kẽ răng có thể khiến các cơ quan này bị đau nhức và chảy máu.

7. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, đau nhức kẽ răng còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như:

Mảng bám tích tụ nhiều ở kẽ gây đau nhức do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách
Các mảnh thức ăn cứng, khô có thể ma sát với nướu và kẽ răng dẫn đến tình trạng đau nhức, chảy máu.
Đau nhức ở kẽ răng cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa như lấy tủy răng (điều trị nội nha), trám kẽ răng, cạo vôi răng, phẫu thuật nạo túi nha chu,…
Cách khắc phục đau nhức ở kẽ răng an toàn, hiệu quả
Đau nhức ở kẽ răng không chỉ gây khó chịu và phiền toái khi ăn uống mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, hiệu quả học tập và làm việc. Trong một số trường hợp, tình trạng này còn là dấu hiệu của các vấn đề nha khoa. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều biến chứng và hệ lụy nghiêm trọng.

Dưới đây là một số cách khắc phục đau nhức kẽ răng an toàn bạn có thể áp dụng:

1. Mẹo giảm đau tạm thời
Đau nhức ở kẽ răng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Để kiểm soát cơn đau nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời ngay tại nhà như:
Ngậm nước muối ấm
Thoa gel nha đam
Súc miệng với nước lá trầu không
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Phần lớn những trường hợp bị đau nhức ở kẽ răng đều có liên quan đến thói quen vệ sinh răng miệng kém. Do đó để kiểm soát tình trạng này, bạn cần thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách để cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.
3. Điều trị y tế
Như đã đề cập, đau nhức ở kẽ răng không chỉ xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nha khoa. Nếu nhận thấy cơn đau có mức độ nặng, đau kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bất thường, bạn nên đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dựa vào tình trạng sức khỏe răng miệng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp sau:

Hàn răng (trám răng)
Liệu pháp fluor
Các phương pháp khác
Xem thêm: nha khoa singae dental

Phòng ngừa đau nhức ở kẽ răng tái phát
Đau nhức ở kẽ răng là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Mặc dù ít đe dọa đến sức khỏe nhưng tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, hoạt động ăn uống, học tập và làm việc.
Sau khi điều trị, bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng tái phát bằng một số biện pháp đơn giản như:

Thực hiện tốt các biện pháp làm sạch răng miệng như đánh răng 2 – 3 lần/ ngày sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối pha loãng. Nếu thực hiện đều đặn và đúng cách các biện pháp này, bạn có thể phòng ngừa các bệnh lý nha khoa thường gặp như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu,…
Làm sạch răng miệng tại nhà không thể loại bỏ 100% mảng bám. Do đó sau khoảng 6 tháng, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được cạo vôi răng định kỳ. Bởi vôi răng là môi trường thuận lợi để hại khuẩn phát triển quá mức dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng.
Tránh lạm dụng các loại miếng dán tẩy trắng răng không rõ nguồn gốc, không dùng tăm xỉa răng, hạn chế dùng thức ăn quá dai, cứng, khô, tránh nhai cố định một bên hàm,… Tất cả những thói quen này đều làm tăng nguy cơ đau nhức ở kẽ răng và nhiều vấn đề nha khoa khác.
Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor để tăng cường sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung fluor đúng cách có thể giảm nguy cơ sâu răng từ 20 – 40% (tùy đối tượng).
Giảm tiết nước bọt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu răng,… Vì vậy, nên bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày và có thể dùng kẹo cao su không đường để kích thích khoang miệng tiết nước bọt.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể khiến răng, nướu trở nên nhạy cảm và dễ đau nhức hơn bình thường. Chính vì thế ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách, nên bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, đạm và vitamin để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Tình trạng đau nhức ở kẽ răng có thể thuyên giảm nhanh nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sắp xếp thời gian đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Ngoài ra, cần tập thói quen khám răng miệng định kỳ 1 – 2 lần/ năm để phát hiện sớm các vấn đề nha khoa.
https://www.youtube.com/@nhakhoathammysunshine


Bài viết khác cùng Box :