BẢNG DỰ TOÁN XÂY NHÀ, DỰ TOÁN XÂY NHÀ








- Dự kiến tính toán giá trị công trình trước khi thi công xây dựng công trình. Xác định (dự đoán) giá trị công trình của sản phẩm xây dựng từ bản vẽ thiết kế và các số liệu định mức, đơn giá, báo giá vật liệu, dịch vụ... có liên quan.






- Dự toán xây dựng công trình (gọi tắt là dự toán) được lập cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng.






- Dự toán hiện được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng.






- Giúp chủ đầu tư dự kiến số tiền sẽ phải chi để có được công trình hoặc hạng mục công trình mà mình mong muốn.






- Xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng.






- Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư.






- Sử dụng làm căn cứ để thẩm tra, quyết toán.






- Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng công trình






- Là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn vay.






- Là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình:






- Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu;






- Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán khi chỉ định thầu.






- Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.






NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY NHÀ






- Tính đúng, tính đủ, không trùng lặp chi phí, các nội dung chi phí phù hợp và tuân thủ theo các quy định






- Lập theo mặt bằng giá tại thời điểm lập dự toán.






- Có nội dung công việc là có chi phí (quan trọng là người lập dự toán biết tính toán và đưa chi phí đó vào


đâu )






Dự toán xây dựng công trình bao gồm 6 khoản mục chi phí :




1) Chi phí xây dựng (GXD)




2) Chi phí thiết bị (GTB)




3) Chi phí quản lý dự án (GQLDA)




4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)




5) Chi phí khác (GK)




6) Chi phí dự phòng (GDP)




Công thức xác định giá trị dự toán xây dựng công trình (GXDCT):
GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP






* CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN XÂY NHÀ




Có rất nhiều phương pháp để lập dự toán, hiện ở Việt Nam phổ biến các phương pháp sau:




1) Phương pháp xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng;




2) Phương pháp xác định theo tỷ lệ %;




3) Phương pháp xác định trên cơ sở công trình tương tự,sử dụng suất xây dựng công trình trong suất vốn đầu tư;




4) Phương pháp xác định bằng tạm tính;




5) Phương pháp xác định dự toán bằng cách kết hợp các phương pháp trên.Tuỳ theo nội dung chi phí mà ta lựa chọn phương pháp phù hợp khi lập dự toán.Đối với dự án có nhiều công trình,mỗi công trình có thể sử dụng một trong các phương pháp nói trên để lập dự toán (báo giá xây nhà).






Bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở: << BÁO GIÁ XÂY NHÀ TRỌN GÓI >>,hoặc << BÁO GIÁ XÂY DỰNG PHẦN THÔ >> thể hiện lập dự toán theo khối lượng và đơn giá (thành tiền = khối lượng x đơn giá)

Bài viết khác cùng Box :