Chiến lược giao dịch Third touch (còn được gọi là third strike) là một chiến lược bạn có thể sử dụng để giới thiệu cho các nhà giao dịch. Không như các chiến lược phức tạp đòi hỏi sử dụng nhiều chỉ số, third touch chỉ yêu cầu một yếu tố – đường xu hướng.

Gợi ý:

• Bạn có thể thiết lập chiến lược trên tất cả các công cụ giao dịch, bao gồm cả cổ phiếu và hàng hóa.

• Không nên sử dụng chiến lược này trên các khung thời gian nhỏ hơn M30. Do tác động của nhiễu giá, với khung thời gian càng nhỏ, xác suất tín hiệu tốt xuất hiện càng thấp.

Tiếp theo, hãy xem xét các bước bạn cần thực hiện. Trước tiên, hãy cùng đánh giá tình huống bạn muốn mở một lệnh mua.

1. Bạn thấy chuyển động đi lên và vẽ đường xu hướng từ kết nối hai điểm giá thấp nhất. Điểm lý tưởng nên là điểm cực. Đây là phần khó khăn nhất của chiến lược.

2. Chúng ta chờ đợi một sự điều chỉnh giảm và tham gia vào thị trường sau khi giá chạm đường xu hướng lần thứ ba và hình thành một nến tăng. Chúng ta mở một vị thế mua ở mức giá đóng cửa của nến tăng này.

3. Chúng ta đặt mức dừng lỗ dưới mức hỗ trợ trước đó.

4. Mức lợi nhuận được tính như sau:

Giá cao nhất theo sau điểm "A" – giá thấp nhất của điểm "A" = số pip bạn cần thêm với mức giá vào (entry level).

Hãy sử dụng biểu đồ EUR/USD trên khung thời gian M30 làm ví dụ.

Vào ngày 11/3, cặp tiền tệ bắt đầu tăng lên. Chúng ta chờ điểm "B" xuất hiện và tạo thành một đường xu hướng tăng. Sau đó, chúng ta chờ đợi lần chạm thứ ba tại điểm “C và mở một vị thế trên giá đóng cửa của nến tăng giá ở mức 1.1292. Chúng tôi đặt dừng lỗ ở mức 1.1265 (bên dưới đường hỗ trợ trước đó). Điểm chốt lời tương đương với giá trị giữa điểm A (1,1221) và mức giá cao nhất sau điểm A (1,1272). Nói cách khác, chốt lãi được đặt tại mức 1,1343 (mức giá vào thị trường + (1,1272-1,1221)).

1.jpg

Đối với lệnh bán, bạn cần làm theo các bước sau.

1. Khi một xu hướng giảm xảy ra, bạn vẽ một đường xu hướng kết nối hai điểm giá cao nhất.

2. Sau khi chạm vào đường xu hướng lần thứ hai, chúng ta cần chờ sự điều chỉnh tăng. Tiếp theo, chúng ta chờ giá chạm vào đường xu hướng lần thứ ba. Lệnh bán nên mở ở mức giá đóng cửa của nến giảm được hình thành sau lần chạm thứ ba.

3. Chúng ta đặt mức dừng lỗ trên mức kháng cự trước đó.

4. Mức chốt lời của chúng ta được tính như sau:

Mức giá cao nhất của điểm "A" – mức giá thấp nhất sau điểm "A" = số pip bạn cần để khấu trừ từ giá điểm vào (entry level).

Vào ngày 14 tháng 2, cặp EUR/USD đã tăng trở lại từ mức 1.2434 và đã được điều chỉnh xuống. Sau lần điều chỉnh ngắn này, giá đã tăng trở lại, nhưng không vượt qua điểm "B". Tình huống này khiến chúng ta đoán được khả năng hình thành xu hướng giảm. Chúng ta chờ điểm "C" xác nhận dự đoán này và đặt lệnh bán sau khi cột nến giảm được hình thành. Điểm vào (entry level) là giá đóng cửa của cột nến này ở mức giá 1.2405. Điểm dừng lỗ được đặt trên đường kháng cự trước tại 1.2421. Chốt lời được tính bằng điểm vào trừ đi khoảng cách giữa điểm “A” và điểm thấp nhất sau điểm “A”: 1.2408- (1.2434-1.2387) = 1.2358.

2.jpg

Kết luận

Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một chiến lược dễ sử dụng cho các nhà giao dịch theo xu hướng. Điểm mạnh của chiến lược này là nó chỉ yêu cầu các đường xu hướng cũng như các đường hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cẩn thận khi giao dịch các cặp tiền tệ và cần chắc chắn rằng không có sự kiện nào gây ảnh hưởng đến chuyển động của xu hướng.


Bài viết khác cùng Box :